Phương pháp để chữa tê chân

Giảm nguồn cung cấp máu (tuần hoàn máu kém) có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây “tê chân”. Bên cạnh đó, tình trạng chèn ép tạm thời ở dây thần kinh mắt cá chân hoặc gần đầu gối cũng có thể gây ra cảm giác “tê tê như kiến bò” ở chân. Dị cảm tạm thời ở chân (tên khoa học của tình trạng tê chân) không phải vấn đề đáng lo và có thể được điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, chân liên tục bị tê có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tiểu đường, do đó bạn cần đi khám để được đánh giá.

chua te chan 01

Phần 1: Tự chữa tê chân

    1. Thay đổi tư thế chân:
      • Trong hầu hết các trường hợp, cắt giảm tuần hoàn máu đến chân do bắt chéo chân là lý do chân bị tê. Mạch máu quanh đầu gối có thể bị chèn ép khi chân bắt chéo hoặc ở tư thế không ngay ngắn. Các dây thần kinh phân bố ở cơ chân lại ở gần mạch máu nên chắc chắn sẽ bị chèn ép khi bắt chéo chân. Thay đổi tư thế, không bắt chéo chân sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu đến chân và dây thần kinh.
      • Khi bắt chéo, chân nằm ở phía trên thường là chân “bị tê”.
      • Khi máu bắt đầu tuần hoàn đúng cách đến chân, chân sẽ có cảm giác hơi ấm hơn và nhói trong vài phút.

chua te chan 02

    1. Đứng dậy:
      • Ngoài việc thay đổi tư thế chân (nếu tê chân là do bắt chéo chân), bạn nên đứng dậy để cải thiện tuần hoàn máu. Khi đứng, lực hấp dẫn sẽ giúp kéo máu từ phần đùi xuống bàn chân. Động mạch có các sợi cơ trơn co và đẩy máu xuống, tương quan với nhịp tim và việc đứng dậy sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh hơn.
      • Di chuyển thân mình theo nhiều hướng (chuyển động tròn) trong vòng 15-20 giây cũng giúp cải thiện tuần hoàn và giảm cảm giác tê nhanh hơn.
      • Khi đứng, bạn có thể giãn chân một chút (ví dụ như gập hông hoặc gập người cho đầu gối chạm mũi) để chữa tê chân.

chua te chan 03

    1. Đi lại:
      • Sau khi đổi tư thế, giải phóng mạch máu và/hoặc dây thần kinh ở cẳng chân, bạn nên đi lại để thúc đẩy tuần hoàn. Đảm bảo chân có cảm giác và đủ lực để di chuyển; nếu không, bạn sẽ vấp ngã và chấn thương.
      • Sau khi thay đổi tư thế, cảm giác tê chân sẽ dần biến mất sau vài phút.
      • Chân có thể bị tổn thương vĩnh viễn nếu tuần hoàn máu giảm và dây thần kinh bị chèn ép nhiều giờ. Nếu chân tê dữ dội, lắc nhẹ chân sẽ là cách an toàn hơn thay cho việc đi lại.

chua te chan 04

    1. Mang giày vừa chân:
      • Đôi khi, việc mang giày không vừa cũng có thể gây tê chân. Việc nhét chân vào giày chật sẽ không tốt cho tuần hoàn và dây thần kinh, khiến chân bị tê – đặc biệt là nếu bạn đi hoặc đứng nhiều. Do đó, bạn nên chọn giày ôm vừa gót chân, đỡ lòng bàn chân, có đủ khoảng trống để ngọ nguậy ngón chân, và được làm từ chất liệu thoáng khí (ví dụ như giày đế da).
      • Tránh mang giày cao gót ôm chặt ngón chân.
      • Nếu triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở phần trên bàn chân, bạn nên thử nới lỏng dây giày.
      • Mua giày vào buổi chiều vì đó là thời điểm chân đạt kích thước lớn nhất, thường là do sưng và áp lực của lòng bàn chân.
      • Khi ngồi làm việc, bạn có thể cởi giày ra để chân ít bị ép chặt và thở được.

chua te chan 05

  1. Ngâm chân trong nước ấm:
    • Trong một số trường hợp, tê chân có thể là do cơ cẳng chân (ví dụ như bắp chân) bị thắt chặt hoặc co. Ngâm bàn chân và cẳng chân trong nước muối ấm có thể kích thích tuần hoàn và giảm đau, căng cơ đáng kể. Magie trong muối giúp giãn cơ. Nếu chân bị viêm và sưng, sau khi ngâm chân trong nước ấm, bạn nên ngâm tiếp trong nước đá viên cho đến khi chân thấy tê lại (khoảng 15 phút).
    • Luôn lau khô chân trước khi ngừng ngâm chân và đứng dậy để không bị trượt té.
    • Chế độ ăn thiếu các khoáng chất như canxi và magie hoặc vitamin như vitamin B6 và B12 có thể góp phần gây ra những triệu chứng khó chịu ở bàn chân và cẳng chân.

chua te chan 06

Phần 2: Tiếp nhận liệu pháp điều trị thay thế

    1. Mát-xa bàn chân/cẳng chân:
      • Bạn nên nhờ chuyên gia hoặc bạn bè mát-xa bàn chân và cẳng chân. Mát-xa giúp giảm căng cơ và kích thích tuần hoàn máu tốt hơn. Bắt đầu xoa bóp từ ngón chân và dần lên cẳng chân để giúp đưa máu từ tĩnh mạch trở về tim. Cho phép chuyên gia (hoặc bạn bè) mát-xa mạnh hơn và trong mức chịu đựng của bạn.
      • Luôn uống nhiều nước ngay sau khi mát-xa để đẩy các phụ phẩm do viêm và axit lactic ra khỏi cơ thể. Không uống đủ nước sau khi mát-xa có thể gây đau đầu hoặc buồn nôn nhẹ.
      • Cân nhắc việc thoa lotion bạc hà dùng để mát-xa lên bàn chân, vì lotion giúp tăng cảm giác nóng ran để giảm tê nhanh hơn.

chua te chan 07

    1. Tham gia lớp học yoga:
      • Yoga là một bộ môn của y học cổ truyền Ấn Độ giúp tăng cường sức khỏe nhờ những bài tập thở đúng cách, thiền và đặt cơ thể vào những tư thế thử thách. Ngoài việc kích thích tuần hoàn năng lượng, các tư thế yoga còn giúp giãn và tăng cường sức khỏe cơ bắp, đồng thời cải thiện dáng người. Bài tập tăng độ dẻo dai, đặc biệt là ở chân, sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tê chân khi bạn bắt chéo chân hoặc đặt chân ở tư thế không đúng.
      • Nếu bạn mới bắt đầu tập, tư thế yoga có thể gây đau cơ cẳng chân và nhiều vị trí khác nhưng cơn đau sẽ thuyên giảm sau vài ngày.
      • Nếu một số tư thế yoga khiến chân tê hơn, bạn nên ngừng tập và hỏi huấn luyện viên để được hướng dẫn chỉnh tư thế.

chua te chan 08

  1. Cân nhắc liệu pháp châm cứu:
    • Châm cứu là phương pháp châm những cây kim mỏng vào các huyệt đạo trong da và/hoặc cơ để giảm đau, giảm viêm và cải thiện tuần hoàn. Mặc dù không thường được các bác sĩ khuyến nghị, nhưng châm cứu có thể mang đến hiệu quả trong trường hợp tuần hoàn máu đến chân kém và các triệu chứng liên quan. Dựa trên các nguyên tắc của y học cổ truyền Trung Hoa, châm cứu giúp giải phóng nhiều chất bao gồm endorphin và serotonin để giảm cảm giác khó chịu.
    • Không phải tất cả các huyệt giúp giảm cảm giác tê chân đều nằm ở gần nơi xuất hiện triệu chứng, mà chúng có thể nằm ở những phần khác xa hơn trên cơ thể.
    • Châm cứu được thực hiện bởi nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ, chuyên gia thần kinh cột sống, chuyên gia thiên nhiên liệu pháp, chuyên gia vật lý trị liệu và mát-xa trị liệu được cấp giấy phép hành nghề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *