Nhai, ngáp, rửa mũi, sử dụng máy tạo độ ẩm có thể giảm tích tụ ráy tai, thay đổi áp suất không khí… gây tắc nghẽn tai.
Tắc nghẽn tai xảy ra do nhiều nguyên nhân như nghẹt mũi, viêm xoang, dị ứng môi trường, nhiễm trùng tai, ráy tai quá nhiều. Tắc tai thường hết trong vài ngày, đôi khi vài phút. Nếu tình trạng này kéo dài vài ngày hoặc vài tuần kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh nên đi khám và điều trị sớm. Hãy cùng Hanxen tìm hiểu 6 cách giảm tắc tai nhẹ ngay tại nhà trong bài viết dưới đây.
1. Chuyển động khuôn mặt để giảm tắc nghẽn tai
Bạn mở miệng theo chuyển động lên xuống như đang nhai, ngáp, bịt mũi để lưu thông không khí qua tai. Nhai kẹo cao su (không áp dụng cho trẻ dưới 6 tuổi) cũng hữu ích.
2. Rửa mũi bằng dung dịch nước muối
Rửa khoang mũi bằng dung dịch nước muối giúp loại bỏ chất nhầy từ mũi, xoang có thể chảy qua tai. Cách này cũng làm thông thoáng ống eustachian (ống nối tai giữa và vòm họng), giảm tắc nghẽn tai.
Nước muối dạng phun sương hoặc thuốc xịt mũi cung cấp độ ẩm cho hốc xoang khô, giúp giảm viêm xoang – nguyên nhân gây tắc nghẽn tai.
3. Giữ tai khô và sạch
Thói quen vệ sinh tai thường xuyên góp phần làm thông thoáng ráy tai tích tụ. Bạn dùng khăn ướt, mềm lau tai mỗi ngày.
Nếu có nhiều ráy tai tích tụ, bạn có thể làm mềm và lấy ráy tai bằng bộ dụng cụ chuyên dụng hoặc đến gặp bác sĩ. Không nên lấy ráy bằng cách nhét các vật, ngoáy tăm bông.
Tăm bông có thể đẩy ráy tai xuống sâu hơn, làm cho tình trạng tắc nặng hơn. Một số trường hợp dễ gây nhiễm trùng. Cẩn trọng với các thiết bị như máy hút ráy do dễ dẫn đến tổn thương.
4. Đắp khăn ấm
Đặt một chiếc khăn ấm lên tai bị tắc giúp làm dịu cơn đau, đồng thời làm mềm ráy tai, giúp chúng dễ thoát ra ngoài hơn.
5. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi nước ấm làm giảm kích ứng, nghẹt mũi do viêm xoang – yếu tố phổ biến dẫn đến tắc nghẽn tai. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc phòng khách, thường xuyên vệ sinh máy tạo ẩm tránh vi khuẩn, virus.
6. Dùng xịt thông mũi
Xịt thông mũi có thể hữu ích trong trường hợp tắc nghẽn tai do dị ứng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ?
Mặc dù tình trạng tắc nghẽn tai thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi, nhưng nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Đau tai dữ dội hoặc tai bị sưng đỏ.
- Mất thính lực đột ngột.
- Chóng mặt hoặc cảm thấy mất thăng bằng.
- Sốt trên 39 độ.
- Có máu hoặc mủ chảy ra từ tai.
Tắc nghẽn tai kéo dài do nhiễm trùng tai giữa cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như rách màng nhĩ, mất thính lực vĩnh viễn hoặc thậm chí điếc. Nếu không điều trị, tình trạng tắc nghẽ tai có thể gây tổn hại đến ống eustachian, dẫn đến các rối loạn chức năng của tai lâu dài.
Nếu không được điều trị, các biến chứng có thể xảy ra do rối loạn chức năng ống eustachian lâu dài như co rút màng nhĩ, thủng màng nhĩ, điếc.
>>> Bạn có thể quan tâm: Những thói quen chăm sóc tai gây hại bạn nên biết!