6 mẹo sử dụng máy trợ thính cho người mới bắt đầu

Khi sử dụng máy trợ thính lần đầu tiên, một số người sẽ cảm thấy khó chịu, khó chấp nhận, đặc biệt là trường hợp giảm thính lực tiến triển càng lâu (hay càng nhiều năm). Nhiều âm thanh bạn không nghe được (hoặc không nghe rõ), thì giờ đây, não bạn cần có thời gian để điều chỉnh thích nghi và giải mã những âm thanh đó. Trong bài viết dưới đây, Hanxen sẽ đưa ra 6 mẹo có thể giúp bạn nghe tốt hơn:

tips sử dụng máy trợ thính

1. Hãy cho bản thân thời gian thích nghi

Nhiều người nói không nên so sánh máy trợ thính với mắt kính, điều này hoàn toàn không sai. Bạn, dường như là ngay lập tức, có thể thấy rõ nét hình ảnh khi mang cặp kính mới, nhưng máy trợ thính thì cần thời gian để làm quen. Không nên kì vọng não bạn sẽ nhớ cách nghe như thế nào, nhận diện và giải mã âm thanh ra sao ngay lập tức. Máy trợ thính có thể khiến bạn cảm thấy kỳ cục, khó chịu; đừng lo lắng, bạn nên mang máy một vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, trước khi bản thân cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi đặt máy trợ thính trên tai lần đầu tiên, nên ở trong nhà (hoặc nơi ít tiếng ồn) trước. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dần quen thuộc với âm thanh xung quanh không gian sống của mình trước. Có thể bạn sẽ nghe lại một số tiếng động hay tiếng ồn như tiếng o o tiếng máy lạnh, đồng hồ chạy, tiếng bíp của lò vi sóng – những âm thanh này không lạ, chẳng qua là trước đó bạn có thể “bỏ lỡ” mà thôi. ĐIỀU NÀY HOÀN TOÀN BÌNH THƯỜNG. Não bạn chỉ cần thời gian thích nghi

2. Bắt đầu đeo với thời gian ngắn

Nghe lại cần thời gian tập luyện. Khi sử dụng máy trợ thính lần đầu tiên, bạn chỉ nên mang một vài tiếng. Nếu như cảm thấy khó chịu, áp lực bạn có thể lấy chúng ra, nhưng hãy cố gắng tăng thời gian mang máy từng chút một qua từng thời điểm mang, từng ngày đeo. Tập mang máy thời gian càng lâu, càng ngày bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, nhận diện được âm thanh tốt hơn, nhận diện được giọng nói tốt hơn và đặc biệt là kĩ năng nghe – chỉ tập trung vào cái gì bạn muốn nghe

tips sử dụng máy trợ thính 1

3. Tập đọc to

Khi sử dụng máy trợ thính lần đầu tiên, bạn sẽ thường được nhắc là “đừng có nói to nữa” nhiều lần. Không nghe được giọng nói lớn của bản thân là điều hoàn toàn bình thường đối với người giảm thính lực, nhưng bây giờ bạn có thế điều chỉnh âm lượng giọng nói của mình. Cách tốt hơn để tập cho thành thói quen là bạn có thể tự tập đọc khi mang máy trợ thính. Điều đó không chỉ giúp bạn xác định được mức âm lượng thích hợp mà còn giúp bạn nhận diện âm thanh của từ ngữ và lời nói

4. Kết hợp đọc và nghe thường xuyên hơn

Bất cứ khi nào bạn đọc một cuốn sách, nên kết hợp đọc cùng sách đó với  “sách nói” (audio book). Khi xem TV, nên xem chọn kênh có vietsub (chú thích tiếng việt đi kèm lời nói). Đọc đi kèm với nghe sẽ khiến não bạn ngày càng thích nghi hơn với âm thanh kết hợp như âm thanh vừa có âm thanh (tiếng nhạc, dụng cụ hay tiếng ồn), vừa từ và vừa lời nói. Từng điều nhỏ tập luyện như vậy sẽ giúp quá trình tập luyện nghe của bạn dần tốt hơn trông thấy.

5. Tập luyện với các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, người thân

Người thân, người quen có thể giúp bạn nhiều hơn trong quá trình tập luyện nghe

Đầu tiên, họ có thể giúp bạn có cơ hội tập nghe thoải mái hơn trong cuộc nói chuyện. Điều này cũng giúp ích cho não bạn học lại cách nghe các âm thanh kết hợp như âm thanh vừa có tiếng ồn, từ ngữ và ngôn ngữ hình thể

Cố gắng tập luyện với người bạn quen thuộc, vì điều này sẽ giúp não bạn dễ dàng nhận diện và giải mã âm thanh nhất. Người quen thuộc cũng sẽ hrps bạn điều chỉnh âm lượng của TV ở mức bình thường của tai họ, thông qua đó bạn có thể biết và điều chỉnh về mức âm lượng gần của người bình thường. Bạn không nên mở TV to hơn mức độ của người không giảm thính lực, thời gian dài có thể gây hại đến thính lực của mình

tips sử dụng máy trợ thính 2

6. Không nên điều chỉnh âm lượng âm thanh quá nhiều

Công nghệ máy trợ thính những năm thế kỷ 20 đã tiến bộ hơn rất nhiều. Máy trợ thính có thể tự điều chỉnh theo từng môi trường nghe, do dó bạn không cần phải điều chỉnh âm lượng bằng tay nhiều quá. Khi mang máy trợ thính lần đầu tiên thường mọi người hay có xu hướng vặn nhỏ âm thanh xuống khi đến nhà hàng hay ra ngoài đường và vặn to lên khi vào thư viện hay nơi yên tĩnh hơn

Bạn cũng có thể cố gắng muốn nghe những âm thanh nhỏ từ xa hoặc nghe theo cách mà tai bình thường không thể. Làm như thế, bạn không những đã can thiệp vào quá trình điều chỉnh của máy trợ thính, mà còn có nguy cơ tạo thành thói quen nghe, điều chỉnh không tốt cho sức nghe của chính bạn

>>> Bạn có thể quan tâm: 3 Lưu ý khi chọn máy trợ thính cho người già

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *